Cách để tạo động lực cho nhân viên làm việc tốt hơn
Trước tiên, bạn phải trả một mức lương mà các nhân viên cảm thấy hợp lý. Thứ hai, bạn phải trả thêm cho các công việc ngoài giờ. Điều này có nghĩa là bạn thiết
Đối với hầu hết các nhân viên, thỏa mãn với công việc có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp tạo ra thái độ làm việc tích cực, hăng say, cho ra kết quả cao trong công việc. Bạn muốn nhân viên của mình vui vẻ, năng động, và làm việc hiệu quả? Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tạo động lực làm việc cho nhân viên hiệu quả nhất?
Tạo động lực cho nhân viên chỉ duy nhất trao thưởng bằng vật chất để thúc đẩy họ thì bạn sẽ nhận được năng suất hạng B. Điều khiến một người phát huy khả năng tiềm ẩn, làm việc đến quên mình, có được chất lượng công việc xuất sắc sẽ phụ thuộc khá nhiều vào mức độ hiểu biết về bản chất con người của nhà quản trị. Những kỹ năng cơ bản bao gồm lời nói, việc làm và hành động được thể hiện bằng lời khen, sự công nhận tài năng hay một cái ôm chia sẻ từ người lãnh đạo lại mang đến hiệu quả bất ngờ trong việc tạo ra năng suất hạng A.
Đó là căn nguyên cơ bản để những lãnh đạo thúc đẩy nhân viên của mình làm những việc tưởng như bất khả thi, vượt giới hạn mà chính họ dựng nên, và tạo ra những thành quả phi thường.
Kynang.edu.vn chia sẻ với bạn những cách để truyền lửa, tạo động lực và giữ lửa cho nhân viên của bạn hiệu quả nhất:
Giúp nhân viên cảm thấy họ đang làm những việc có ý nghĩa
Một cuộc khảo sát gần đây của BNET với câu hỏi, “Điều gì thúc đẩy bạn làm việc?”
Kết quả cho thấy làm một điều gì đó có ý nghĩa quan trọng hơn tiền bạc hoặc sự ghi nhận đối với nhân viên của bạn. Hai mươi chín phần trăm số người được hỏi cho biết rằng làm một điều gì có ý nghĩa là động lực thúc đẩy nhất trong công việc. Tiền bạc chiếm 25%, và sự công nhận là 17%.
Vì vậy, cách đầu tiên để khuyến khích nhân viên của bạn là làm cho họ cảm thấy rằng họ đang làm một điều gì đó có ý nghĩa. Xây dựng tầm nhìn và mục tiêu của công ty, đặc biệt kéo theo sự tham gia của nhân viên trong việc tạo lập chúng – sẽ thúc đẩy họ đạt được những mục tiêu và giúp họ cảm thấy rằng họ đang làm một cái gì đó có ý nghĩa.
Giao tiếp hiệu quả và chia sẻ thông tin
Bạn cũng phải thường xuyên chia sẻ những thông tin mới để đảm bảo rằng nhân viên của bạn đưa ra quyết định tốt.
Bạn luôn luôn phải cho nhân viên biết cách mà tổ chức đang tiến tới đạt mục tiêu. Thiết lập KPIs (các chỉ số đánh giá kết quả thực hiện công việc) và thông báo kết quả KPI hàng tháng sẽ cho phép bạn đạt được điều này.
Tin – và bộc lộ – sự tin tưởng
Hầu hết con người có lòng tự trọng tương đối mong manh. Nếu bạn không tin tưởng nhân viên của bạn có thể làm một cái gì đó, họ cũng sẽ không tin rằng họ có thể, và họ sẽ không làm. Bạn phải có niềm tin vào họ. Bạn không thể chỉ nói rằng bạn có niềm tin: bạn cần bộc lộ để nâng cao sự tự tin của họ vào khả năng của chính mình.
Để đạt được điều này, cho nhân viên của bạn một số quyền hạn để tự đưa ra quyết định. Hãy cho họ quyền sở hữu đối với các dự án mang tính thử thách và quyết định làm thế nào để hoàn thành chúng. Mặc dù đó có thể là một thách thức cho bất kì người quản lý nào, bạn phải để cho họ thất bại đôi lần và không tức giận vì điều đó.
Loại bỏ vai trò người quản lý
Chẳng có dự án nào không có quản lý. Nhưng trong công việc, đôi khi bạn hãy thử loại bỏ vai trò quản lý, giám sát, trưởng bộ phận,… đê nhân viên tự phát huy sự chủ động, sáng tạo của chính mình. Bạn hãy để tất cả nhân viên được bình đẳng làm việc cùng nhóm trong nhóm. Càng có quyền chủ động trong công việc, nhân viên sẽ càng có tính chịu trách nhiệm cao và tự giác làm việc chăm chỉ để thể hiện khả năng của chính mình trong công việc.
Đưa ý tưởng của bạn thành của tất cả
Chẳng ai thích thú khi suốt ngày bị sai khiến. Thay vì bạn bắt nhân viên phải làm việc này hay việc kia thì hãy tạo cho họ cảm giác họ được làm chủ công việc của mình. Anh/chị đóng góp được gì cho công việc này?
Tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi
Làm việc nhóm tăng tính gắn kết giữa thành viên. Tổ chức một chuyến pinic tiệc sinh nhật, buổi lễ tập thể. Đường đợi đến các dịp lễ mới tổ chức hoạt động chung. Bạn nên có kế hoạch này theo tháng nhắc nhở với toàn thể nhân viên là chúng ta là một tập thể đoàn kết.
Đãi ngộ công bằng
Trước tiên, bạn phải trả một mức lương mà các nhân viên cảm thấy hợp lý. Thứ hai, bạn phải trả thêm cho các công việc ngoài giờ. Điều này có nghĩa là bạn thiết lập những kỳ vọng cho mức lương cơ bản trong khi cũng có các khoản tiền thưởng và xác định rõ mục tiêu. Điều này sẽ buộc nhân viên phấn đấu để đạt được các mục tiêu mà bạn đã vạch ra.
Thúc đẩy Đổi mới
Quản lý phải nhận ra rằng phần lớn các sáng kiến đến từ các nhân viên liên quan trực tiếp. Họ là những người đang trực tiếp sản xuất các sản phẩm hoặc thiết kế các dịch vụ, những người giao dịch với khách hàng, và những người đang giải quyết vấn đề hàng ngày. Như vậy, Đổi mới phải được khuyến khích.
Cho nhân viên cơ hội phát triển bản thân
Bởi vì những người có cơ hội để phát triển các kỹ năng và chuyên môn sẽ tự hào về công việc, bạn nên khuyến khích các nhân viên trong tổ chức đạt được những kỹ năng mới. Bạn có thể làm điều này bằng nhiều cách, chẳng hạn như cung cấp các Chương trình đào tạo và các cơ hội khác để phát triển những kỹ năng mới.
Leave a Reply