Nhận diện nhà lãnh đạo kiệt suất

Support: các nguồn lực được giao cho người Responsible, những người sẽ hỗ trợ trong chuỗi các nhiệm vụ, giúp cho công việc được tiến hành nhanh chóng hơn

– Thế nào là “Kiệt xuất”?

“Lãnh đạo không đứng trên tập thể. Lãnh đạo không là trời cho mà hoàn toàn có thể rèn luyện được!

– Hiệu quả lãnh đạo được đo bởi giá trị mà họ tạo dựng ra được cho tổ chức của họ, được đánh giá bởi những người gắn bó và làm việc chung với họ. Chứ hiệu quả lãnh đạo không nên được đo bởi tiểu sử hoành tráng, bằng cấp ngút trời, số lượng bài báo PR khủng khiếp hay một vẻ ngoài ưa nhìn.

– Lãnh đạo là người duy nhất có thể thay đổi được một tổ chức và hiệu quả hoạt động của nó. Và do vậy, họ hoàn toàn chịu trách nhiệm về tổ chức ấy.

– Muốn có một tổ chức tốt thì phải có những người lãnh đạo tốt.

– Muốn có một tổ chức phi thường thì phải có những người lãnh đạo kiệt suất!”

#Từ một nghiên cứu của Zenger và Folkman, anh Tran Bang Viet đúc kết lãnh đạo cũng không cần hoàn hảo, chỉ cần biết phát huy điểm mạnh và gia giảm điểm yếu, biết đánh hơi được cơ hội, biết thu hút nhân tài về phía mình…

– Anh đã tóm lược Leadership Tent (lều lãnh đạo gồm cột chống giữa nâng mái lều, 4 cột xung quanh căng lều)_ cấu tạo 16 năng lực lãnh đạo như sau:

1. Cột chống ở giữa chính là Character (tính cách lãnh đạo)

– Displays high integrity and hosnesty: liêm khiết, trung thực, nhất quán.

2. Bốn cột định bộ khung bao gồm:

2.1. Leading change (lãnh đạo sự thay đổi):

– Develops strategic perspective: phát triển được tư duy chiến lược, lan tỏa được tầm nhìn và sứ mệnh đến từng thành viên trong tổ chức.
– Champions change: không ngủ quên trên chiến thắng, thay đổi để chiến thắng, người đi đầu trong mọi thay đổi
– Connects the group to outside world: kết nối cả nhóm với thế giới bên ngoài/ cộng đồng, thích nghi được với thời thế.

2.2. Interpersonal skills (kỹ năng ứng xử, tạo lập quan hệ):

– Communicates powerfully and prolifically: giao tiếp thành thạo và hoạt ngôn.
– Inspires & motivates others to high performance: tạo động lực thúc đẩy mọi người trở nên tốt hơn.
– Build relationships: xây dựng các mối quan hệ
– Develops others: thúc đẩy sự phát triển của người khác
– Collaboration and teamwolk: hợp tác, phối hợp cùng đội nhóm

2.3. Focus on result (tập trung kết quả):

– Drives for results: đi đến cùng, không lùi bước.
– Establishes Stretch Goal: đặt các mốc mục tiêu cho tổ chức
– Takes Initiative: Luôn chủ động trong mọi tình huống

2.4. Personal capability (năng lực nội tại)

– Technical/ Professional Experise: thể hiện điêu luyện các kỹ năng, chuyên gia trong lĩnh vực thế mạnh của mình
– Solve problems and analyzing issues: giải quyết và phân tích vấn đề
– Innovates: khả năng cải tiến, sáng tạo.
– Practices self-development: tự học, phát triển bản thân.
(Để hiểu chi tiết hơn, các Bạn có thể lên trang web của Zenger và Folkman, có rất nhiều bài chia sẻ đáng giá).

# Kết luận:

– Lãnh đạo kiệt xuất: Có hiệu quả lãnh đạo thuộc nhóm 10% tốt nhất của ngành trên quy mô toàn cầu.

– Sở dĩ ta cần có những lãnh đạo kiệt suất là vì ta hiện đang cạnh tranh trực diện với các ông lớn toàn cầu. Nếu lãnh đạo của mình đóng cửa tự sướng hoặc dễ hài lòng với thành công trong quá khứ, ta sẽ dễ sa vào thất bại.

– Một số đúc kết được chia sẻ:

1. Năng lực Lãnh đạo là đo được, và liên hệ chặt chẽ với các chỉ số tài chính dài hạn của doanh nghiệp
2. Năng lực Lãnh đạo không phải trời sinh, hoàn toàn có thể cải thiện được
3. Lãnh đạo không cần phải hoàn hảo
4. Nên tập trung vào việc phát triển những sở trường thay vì cải thiện những điểm yếu, trừ phi đó là những điểm yếu chí tử.
6. Đầu tư cho những năng lực bổ trợ tạo ra tác động tổng thể cao hơn việc hùng hục rèn luyện trực diện đơn tuyến.
7. Bạn càng lôi kéo được càng nhiều người hỗ trợ bạn phát triển, kết quả sẽ càng tích cực.

? LÀM SAO ĐỂ KHÔNG KIỆT SỨC:

Anh Lam Binh Bao sử dụng phương cách tiếp cận khác để hồi sức và giữ phong độ cho các doanh nhân:

1. Quản trị 5 trong 1: là 3 vòng tròn của mô hình khởi nghiệp tinh gọn.

1.1.1. Chính giữa là “Mô hình & chiến lược kinh doanh”
1.1.2. Ở giữa là sự kết hợp của 4 nhân tố:
– Tài chính: tài chính phải vững, tồn tại là tiên quyết
– Marketing & Sales: tìm mọi cách đưa sản phẩm/ dịch vụ đến thị trường
– Nhân sự: tìm được đúng người phù hợp.
– Vận hành: phối hợp nhịp nhàng.

2. Lãnh đạo 4T:

2.1. Tu thân (1S + 3T)

– Sứ mệnh, chính kiến, cá nhân: không thể thay đổi người khác, chỉ có thể thay đổi chính bản thân mình. Bản thân mình mạnh thì mới thu hút được kẻ mạnh.
– Thân tráng: mỗi người là cỗ máy triệu đô (ai không biết tính, mời cà phê Nguyên tính cho), do đó cần rèn luyện, bảo vệ sức khỏe.
– Trí tinh: văn (ý của người khác)- tư (biến thành của mình)- tu (áp dụng vào thực tế)
– Tâm tịnh: như mặt hồ, kiên định, không thất tình lục dục. Ghi nhớ mỗi lần gây 1 dấu ấn xấu, cần ít nhất 3 lần giải tỏa cho kết quả đó.

2.2. Tề gia:

– Gia đình là hạt nhân của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới bền vững.

– Vì sao Leader kiệt sức trước khi có thiên hạ?
++ Tự làm, ôm việc
++ Là người duy nhất biết làm
++ Không thể giao việc
++ Luôn muốn mọi thứ hoàn hảo
++ Không tìm được bạn đồng hành phù hợp…

– Cách khắc phục: nhiệm vụ của lãnh đạo là tạo ra lãnh đạo khác
++ Ngưng làm việc không thích hợp
++ Ngưng làm việc của người khác. Giúp bạn đồng hành chứ không làm thay.
++ Trả khỉ về chuồng (đọc thêm Vị giám đốc 1 phút)
++ Ủy quyền, chọn mặt gửi vàng. Tìm đúng người, làm đúng việc.
++ Chấp nhận sự sai lầm của bạn đồng hành trong kiểm soát, …

– Huấn luyện, kèm cặp
++ Quá trình liên tục, giúp bạn đồng hành phát triển năng lực, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
++ Áp dụng riêng từng cá nhân, giúp mỗi người hướng tới sự hoàn thiện.
++ Luôn đưa mục tiêu mới, tạo hứng khởi trong công việc

– Phản hồi xây dựng: phải làm ngay
++ Hành vi vô cùng quan trọng & tác động lớn đến hiệu năng hoặc môi trường làm việc.
++ Khi gặp vấn đề cần xử lý ngay, riêng tư, phản hồi càng ít hoặc càng chậm thì bạn đồng hành càng khó chấp nhận (khen trước đám đông, mắng trong phòng kín)
++ Tha thứ bằng lý trí, khuyến khích thay đổi/ sửa chữa bằng tình cảm
++ Mục đích tích cực, không trút giận
++ Nói về hành động, không nói về cá nhân
++ Mô tả, không phán xét
++ Kết thúc tích cực, nói cho họ biết cần làm gì.

– Sai lầm khi Coach:
++ Mini- me, cloning: bản sao thu nhỏ, muốn mọi người giống mình. Trong khi mỗi người là một cá tính, không ai giống ai.
++ Right time never come: luôn chờ đợi, đợi đúng thời điểm. Trong khi không bao giờ có thời điểm tốt nhất cả.
++ Nộ khí xung thiên: thiếu kiên nhẫn, chưa nghe hết đã nhảy vào miệng
++ Thuốc chữa bệnh nhanh: luôn nghĩ cách tà đạo, nhanh chóng. Trong khi chữa bệnh phải từ gốc.
++ Ai cũng coach được: nghĩ rằng ai cũng huấn luyện được. Trong khi mỗi người có ngộ tính khác nhau

2.3. Trị quốc:
– Tôi ngộ ra điều gì sau mỗi vấn đề gặp phải? Không có cách tốt nhất, chỉ có cách tốt hơn. Luôn luôn có cách để tiến lên.

2.3.1. Mô hình “Grow coaching”: cần phân biệt coaching và mentoring.

– Goal (mục tiêu)/ Positive goal (khía cạnh tích cực của vấn đề)/ SMART Goal (Rõ ràng- Cụ thể, Đo lường được, Khả thi, Thực tế, Có thời hạn)
++ Bạn muốn đạt được cái gì? Nghĩ về cơ hội vs Nghĩ về vấn đề. Vấn đề này cho ta cơ hội gì?
++ Ý tưởng là gì? Khía cạnh tích cực của vấn đề này là gì? Tôi ngộ ra điều gì?
++ Mục tiêu của Bạn là gì? Muốn được gì và Muốn tránh gì? Giá phải trả là gì?

– Reality (thực trạng):
++ Bạn đang ở đâu? Lắng nghe mọi thông tin tích cực & tiêu cực. Đặt câu hỏi làm rõ
++ Thực tế là gì? Sự khác biệt giữa mong muốn và thực trạng. Tách bó đũa, không quơ đũa cả nắm
++ Bạn tự đánh giá mình ra sao?
++ Nhận phản hồi thế nào? Cho phép xả xú báp: để ý cảm xúc, không phán xét, không dẫn dắt, tập trung tìm hiểu nguyên nhân. Phát biểu vấn đề, đúc kết rõ ràng.
++ Công cụ 5 Whys: công cụ tìm nguyên nhân, luôn hỏi tại sao cho đến khi tìm được nguyên nhân thật sự.

– Option (sự lựa chọn, những giải pháp có thể đưa ra)
++ Để vượt qua lỗ hổng này Bạn sẽ làm gì?
++ Bạn có bao nhiêu lựa chọn trong tay?
++ Ai có thể giúp Bạn?
++ Bạn đang cần gì?
++ Mind map/ brainstorm: công cụ 5W + 1H (Why, What, How, Who, Where, When): câu hỏi đúng sẽ có hành động đúng và tạo ra kết quả phù hợp, không ngừng đặt ra câu hỏi.
++ Assumption: nêu rõ giả định, Đưa ra giải pháp
++ Thay đổi hệ tham chiếu để có cái nhìn mới hơn, xa hơn, rộng hơn.

– Will/ Way forward (lựa chọn hành động kế tiếp)
++ Hành động của Bạn là gì?
++ Cam kết hành động ra sao?
++ Các bước kế tiếp là gì?
++ Thời gian và kế hoạch hành động cụ thể?

2.3.2. RASCI chart (biến thể của ma trận trách nhiệm RACI): đây là công cụ giúp phân chia quyền lợi và trách nhiệm tại mỗi đầu việc.

++ Responsible: những người chịu trách nhiệm về nhiệm vụ. Người đảm bảo thực hiện theo chỉ đạo của người phê duyệt.

++ Accountable (also approver or final approving authority): Người cuối cùng chịu trách nhiệm đối với việc hoàn thành chính xác và toàn diện về kết quả chuyển giao hoặc công việc, và là người giao nhiệm vụ cho những người Responsible. Nói cách khác, người này phải ký vào (phê duyệt) kết quả mà người Responsible cung cấp. Chỉ có duy nhất một Accounttable quy định cho mỗi nhiệm vụ, kết quả chuyển giao.

++ Support: các nguồn lực được giao cho người Responsible, những người sẽ hỗ trợ trong chuỗi các nhiệm vụ, giúp cho công việc được tiến hành nhanh chóng hơn.

++ Consulted (sometimes counsel): những người được hỏi ý kiến, điển hình là chuyên gia giải quyết vấn đề, đây cũng có thể là nhóm mentors của tổ chức;

++ Informed: những người duy trì việc cập nhật tiến độ, thường chỉ khi hoàn thành nhiệm vụ hoặc chuyển giao và với ai đó chỉ với thông tin giao tiếp một chiều

2.4. Thiên hạ (bình thiên hạ):

– Để có được thiên hạ là quá trình hoàn thiện liên tục. Một tổ chức muốn tiến lên phải là tổ chức học tập. Khi Bạn ngừng học đồng nghĩa Bạn đã bỏ cuộc.

– Nhớ đến câu chuyện sau để bình được thiên hạ, luôn phải tìm được đúng người và làm đúng việc:

“This is a little story about four people named Everybody, Somebody, Anybody, and Nobody. There was an important job to be done and Everybody was sure that Somebody would do it. Anybody could have done it, but Nobody did it. Somebody got angry about that because it was Everybody’s job. Everybody thought that Anybody could do it, but Nobody realized that Everybody wouldn’t do it. It ended up that Everybody blamed Somebody when Nobody did what Anybody could have done.”

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *